Sài Gòn Gia Định
Sài Gòn Gia ĐịnhSài Gòn Gia Định
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
0 items0
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Tin Kỹ thuật - Thị trường

Kỹ thuật - Thị trường

Bản Tin - Sự Kiện

Bản tin - Sự kiện

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Tin kỹ thuật - Thị trường

MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 10 TỶ USD: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔM VIỆT CÓ THẺ VÀNG, THẺ XANH VÀO MỸ, CHÂU ÂU?

Admin2019-02-28T03:21:46+00:00

Đối với ngành sản xuất tôm, chuyên gia cho rằng, vấn đề là làm thế nào để hình thành chuỗi từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, chuẩn hóa quy trình nuôi tôm và hình thành chuỗi từ tôm giống, các hộ nuôi, ngân hàng, thức ăn… các dịch vụ hỗ trợ.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 có thể xuất khẩu 10 tỷ USD con tôm ra thị trường quốc tế.

Trao đổi tại chuỗi hội thảo “Mô hình sản xuất tôm theo chuỗi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ” diễn ra tại một loạt tỉnh ĐBSCL mới đây, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đã đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tôm thương phẩm Việt Nam, để tôm Việt Nam có thể cấp thẻ vàng, thẻ xanh vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu.

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Ban IV- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 có thể xuất khẩu 10 tỷ USD con tôm ra thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, vấn đề là làm thế nào để hình thành chuỗi từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, chuẩn hóa quy trình nuôi tôm và hình thành chuỗi từ tôm giống, các hộ nuôi, ngân hàng, thức ăn… các dịch vụ hỗ trợ.

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, khi tất cả người dân, nhà sản xuất, ngân hàng, các doanh nghiệp hỗ trợ… cùng ngồi với nhau trên tinh thần bình đẳng, hài hòa lợi ích, nâng cao giá trị thương phẩm tôm thì chuỗi giá trị sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra với con tôm hiện nay.

Chuỗi liên kết này gồm tất cả các doanh nghiệp trong ngành như nhà sản xuất, công ty giống, thu mua, chế biến và thị trường. Cơ chế chuỗi là các bên cung cấp nguồn lực trực tiếp cho hộ nông dân và ngân hàng trả tiền. Ở đó, ngân hàng giống như đối tác vừa quản lý – hỗ trợ tài chính, vừa giám sát thực hiện và đưa ra hình phạt chặt chẽ. Đây là mô hình chia sẻ rủi ro và lợi nhuận trong nuôi tôm.

“Nếu không tối ưu hóa diện tích nuôi tôm, đầu tư, ứng dụng công nghệ nhiều hơn, với diện tích hiện tại mà vẫn đạt được 10 tỷ USD từ con tôm mà Chính phủ đặt mục tiêu thì chuỗi giá trị là cách hữu hiệu nhất và chúng ta không phải trả giá để xử lý ô nhiễm môi trường trong tương lai”, ông Tùng nói.

Còn theo ông Josh Madeira, Phụ trách chính sách bảo tồn biển, Chương trình Seafood Watch (SW – Mỹ), 90% các nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ sẽ chỉ mua thủy hải sản từ các nhà cung cấp đảm bảo bền vững môi trường. Ở châu Âu tỷ lệ này là 75%.

“Nhu cầu sử dụng các sản phẩm tôm đảm bảo tiêu chí bền vững với môi trường theo dự kiến của chúng tôi sẽ gia tăng mạnh trong tương lai. Mỹ nhập tôm 50% từ châu Á, việc đánh giá tuân thủ cũng tập trung vào châu Á: Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan…”, ông Josh Madeira cho biết.

Đáng lưu ý, ông Josh Madeira cho hay, Mỹ đánh giá tôm Việt Nam ở mức Red: tức là tránh mua, không nên mua các sản phẩm này.

“Chúng tôi cho rằng, nếu đánh giá ở tầm quốc gia như vậy thì chưa chính xác, ở đâu đó tại các địa phương vẫn có các nhà cung cấp tốt hơn và chúng tôi muốn làm việc với các địa phương để tìm ra những mô hình làm tốt, có những đánh giá tốt hơn”, ông nhấn mạnh.

Vị chuyên gia dẫn chứng, vài năm trước, Seafood Watch đã cùng với các chuyên gia trong ngành tôm của Việt Nam và các nước khác dựa vào tiêu chuẩn của các quốc gia cùng với tiêu chuẩn của SW để đưa ra mô hình nội địa hóa.

“Nếu tuân thủ việc này sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của Việt Nam như VietGap lẫn SW. Việc tuân thủ các tiêu chí sẽ dễ dàng hơn. Các công nghệ cũng được xây dựng để người nông dân có thể sử dụng được, đơn giản, chính xác dễ triển khai và không quá nặng nề với người nông dân”, chuyên gia từ Mỹ cho hay.

Từ các tiêu chuẩn của SW, Ban IV đề xuất các địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau sẽ thí điểm mô hình lựa chọn các nhà nuôi tôm, cung ứng thức ăn, cơ sở hạ tầng, ngân hàng… tạo thành một chuỗi khép kín theo quy trình chuẩn.

Bước đầu sẽ thực hiện thí điểm trên mô hình từ 10-50 ao nuôi tôm/địa phương để đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm của Việt Nam có thể đạt được thẻ vàng, thẻ xanh vào thị trường Mỹ. SW sẽ đưa những người doanh nghiệp thu mua của Mỹ sang Việt Nam để chọn lọc các nhà cung cấp sản phẩm đảm bảo để thu mua tôm Việt Nam.

Ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng: Hiệp hội sẽ đứng ra lập một tổ giám sát trung gian và đưa hộ nào đạt tiêu chuẩn, đưa vào mô hình này để thúc đẩy hình thành chuỗi. Từ đó, người nông dân có thể tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, tìm được thị trường đầu ra tốt và phân chia tỉ lệ rủi ro để ngành tôm phát triển.

“Ngân hàng – thị trường bắt tay với nhau thì chế biến, dịch vụ hỗ trợ cho ngành nuôi tôm đều có thể tham gia được cuộc chơi này”, ông Võ Quan Huy chia sẻ.

Phương Dung
Dân trí

Share this post

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Related Posts

DOANH NGHIỆP KHÔNG DÁM HẠ GIÁ THỊT HEO VÌ SỢ DÂN NGHI ‘CÓ VẤN ĐỀ’

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Vissan cho rằng, có một số nơi bán thịt giá rẻ... read more

CÁ TRA GIẢM MẠNH, NGƯỜI NUÔI Ở ĐBSCL LỖ NẶNG

Tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều ao cá đã tới... read more

NGA SẴN SÀNG CUNG ỨNG THỊT HEO, ĐẬU NÀNH CHO TRUNG QUỐC ĐỂ CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC

Nhà sản xuất thịt hàng đầu nước Nga Cherkizovo Group cho biết họ đã sẵn sàng để lấp đầy... read more

GIỚI ĐẦU TƯ TRANH THỦ ‘VỖ BÉO’ CỔ PHIẾU NGÀNH CHĂN NUÔI Ở TRUNG QUỐC KHI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI HOÀNH HÀNH

Trong khi Trung Quốc đang vật lộn với dịch tả heo châu Phi, giá cổ phiếu ngành chăn nuôi... read more

BÁO MỸ VIẾT GÌ VỀ VỤ VUA TÔM VIỆT BỊ CÁO BUỘC NÉ THUẾ?

Seafood News – tờ tin tức ngành thủy sản được đọc nhiều nhất ở Bắc Mỹ đã có bài... read more

CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI CHĂN NUÔI HEO TÁI ĐÀN ĐỂ ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG THỊT

Hôm 5/6, cơ quan nội các Trung Quốc cho biết quốc gia châu Á khuyên khích người chăn nuôi... read more

CỤC TRƯỞNG CHĂN NUÔI: GIÁ LỢN HƠI SẼ CHẠM MỐC 45.000 ĐỒNG/KG

Trước những tín hiệu tích cực của thị trường thế giới và nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong... read more

DOANH NGHIỆP ‘NGẠI’ CẤP ĐÔNG THỊT DỰ TRỮ, SỰ THẬT NGƯỜI NÔNG DÂN CHỈ NHẬN ĐƯỢC 0,4% TỪ GIÁ MỘT LY CÀ PHÊ

Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin nguy cơ thiếu thịt tăng cao, doanh nghiệp... read more

VASEP: TẬN DỤNG VKFTA CHƯA TỐT, XUẤT KHẨU TÔM SANG HÀN QUỐC GIẢM GẦN 21%

VASEP nhận định mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng việc tận dụng VKFTA còn chưa đạt hiệu quả... read more

NGẠC NHIÊN NẤM TRUNG QUỐC SIÊU RẺ, BẢO QUẢN SIÊU LÂU

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu (NK) một lượng rất lớn nấm các loại, trong đó chủ yếu từ... read more

Thông tin liên hệ

  • CÔNG TY TNHH SÀI GÒN GIA ĐỊNH
  • Trụ sở: LA31, đường 29, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • GPKD - MST: 0302768750 cấp ngày 07/11/2002 tại Tp.HCM
  • ĐT: (028) 37402403
  • Facebook: https://www.facebook.com/saigongiadinh.com.vn/

Quy định và chính sách

  • Quy định và hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận
  • Chính sách bảo hành - đổi, trả và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin

Email

  • Kinh doanh: sales@sggd.vn
  • Điều phối: sales.sggd@gmail.com
  • QC: qc@sggd.vn
  • Kế toán: accountant@sggd.vn


Copyright © 2018 - 2023 by saigongiadinh.com.vn. All rights reserved.
  • viTiếng Việt