Sài Gòn Gia Định
Sài Gòn Gia ĐịnhSài Gòn Gia Định
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
0 items0
  • Giới thiệu
  • GMP+
  • Sản phẩm
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin C
    • Vitamin D
    • Vitamin E
    • Vitamin H
    • Vitamin K
    • Sắc tố
    • Sản phẩm khác
  • Quy định và chính sách
  • Tin tức
    • Tin kỹ thuật – Thị trường
    • Bản tin & Sự kiện
    • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Tin Kỹ thuật - Thị trường

Kỹ thuật - Thị trường

Bản Tin - Sự Kiện

Bản tin - Sự kiện

Tuyển dụng

Tuyển dụng

Tin kỹ thuật - Thị trường

NÔNG SẢN NHẬT: KHI KHAN HIẾM LÀ MỘT ĐẶC QUYỀN!

Admin2019-03-26T04:37:11+00:00

Người Nhật tạo ra thương hiệu nông sản không bằng con số “vạn tấn, triệu tấn”, mà đó là giá trị chiều sâu tưởng chừng đơn giản nhưng rất công phu.

Nhắc đến nền nông nghiệp Nhật Bản không ít người lại trầm trồ vì những thứ khó tin, tất cả để liên tưởng đến phạm trù rất rộng, “công nghệ cao”, nhưng sự thật không hoàn toàn như thế.

Thịt bò Kobe trứ danh có giá trên 80 triệu đồng/1kg, bản thân giá trị của nó không chỉ là thương hiệu mà sự tỉ mỉ, uy tín và chiến lược kinh doanh tỉnh táo, thông minh của ngươi Nhật.

Bò Kobe có lịch sử y hệt  bò Việt Nam – chúng được nuôi để lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp, khi nông nghiệp được cơ giới hóa bò trở nên… thừa; cùng với sự du nhập văn hóa Phương Tây sau khi Minh Trị cải cách, người Nhật bắt đầu cho phép giết mổ bò làm thực phẩm. Tuy nhiên chỉ hoàng gia và bộ phận giàu có mới được thưởng thức.

Thị bò Kobe là một siêu phẩm của nông nghiệp Nhật Bản

Bò Kobe phải được sinh ra ở vùng Hyogo, nuôi lớn bằng cỏ, nước và trong điều kiện khí hậu ở đây suốt đời. Bởi vùng Hyogo có địa hình chia cắt của Nhật Bản khiến những đàn bò Kobe được nuôi tách biệt với các loại bò khác.

Theo thời gian, sự tách biệt này khiến bò Kobe dần mang những đặc điểm gene đặc trưng, dẫn tới hương vị thịt của chúng rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.

Trên thế giới có hàng ngàn khu vực địa lý có thể nuôi bò đặc chủng, nhiều giống bò độc đáo, nhưng vì sao không thể tạo ra loại thịt bò nào như kiểu Kobe?

Khác biệt ở cách làm, bò nuôi bò Kobe không quá cao siêu như người ta vẫn nghĩ. Quá trình chọn giống khắt khe, chỉ 60% con giống được chọn ra cho vào trại tập trung. Thức ăn là lúa non, cỏ tươi; còn đồ uống là nước được chiết xuất, lọc tinh khiết (có nơi người dân phải khoan giếng sâu tới 180m dưới lòng đất để lấy nước cho bò uống).

Bò Kobe được uống rượu, bia để kích thích tiêu hóa, được massage thủ công để giảm bớt lượng mỡ, cho thịt mềm, nghe nhạc “thư giãn” để có thể trạng tốt nhất trước khi giết mổ. Mỗi trang trại khoảng 10 – 15 con, chúng được kiểm soát trọng lượng hàng ngày

Quy trình này nơi nào cũng làm được, kể cả ở Việt Nam hiện nay nhiều trang trại chất lượng cao đều áp dụng.

Nhưng khác biệt ở chỗ, người Nhật đã nâng tầm bò Kobe bằng cách tạo ra chiến lược kinh doanh “tạo ra sự khan hiếm” – như một dạng độc quyền được chấp nhận và ngưỡng mộ.

Oái ăm ở chỗ muốn nhập khẩu loại thịt bò này phải “kiếm” được 3 chứng thư của Hiệp hội chăn nuôi Nhật Bản, Cục Thực phẩm và Hội chăn nuôi, quảng cáo Kobe! Không hề dễ.

Nếu ở Việt Nam, việc xuất khẩu “rườm rà” như thế thì bị coi là nhũng nhiễu, cản trở, nhưng người Nhật biết cách sử dụng “thủ tục hành chính” để biến sản phẩm của họ trở nên giá trị hơn.

Thịt bò Kobe được săn tìm khắp thế giới, nguồn cầu vô tận, nhưng Nhật Bản không ào ạt xuất khẩu để kiếm lời. Đó là tầm nhìn rất xa của các nhà chiến lược, họ đang nắm “cung” và điều tiết “cầu” một cách khôn ngoan.

Mỗi năm chỉ có 1.500 con bò Kobe được giết mổ, tức là mỗi ngày thế giới chỉ được ăn 2 con – một con số quá khiêm tốn, nhưng giá trị không hề nhỏ. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, người Nhật đã duy trì vị thế độc tôn này hàng chục năm qua, và còn rất lâu nữa.

Trên mỗi miếng thịt bò Kobe luôn có dãy số gồm 10 chữ số cho biết chính xác đó là thịt của con bò nào, được nuôi bởi ai, “lý lịch” của nó như thế nào…!

Lại thêm một khác biệt với Việt Nam: Con gì, cây gì, sản phẩm gì… hễ được giá lại được chính quyền khuyến khích mở rộng, ào ạt tăng số lượng – họ luôn xem đó là thành công. Chiến lược này có thể thu lợi trước mắt, nhưng về lâu dài giết chết tính chất “đặc sản” khi cung vượt cầu dẫn đến trượt giá.

Heo được giá, tăng đàn sau đó sụp đổ dây chuyền; tiêu được giá, chặt cà phê trồng tiêu, được vài năm sau đó người chết theo tiêu… là những ví dụ dễ nhìn thấy.

Thêm vào đó là quy trình kiểm soát chất lượng lỏng lẻo, hàng giả, hàng nhái tràn lan, rất rườm rà trong kinh doanh nhưng rất hiếm thấy điều đó trong quản lý vệ sinh sản phẩm.

Tương tự thịt bò Kobe, xoài Mizayaki khiến người ta giật mình vì một quả 400gr nhập về Việt Nam có giá 1,2 – 1,7 triệu đồng, mà nhiều người đánh giá không đặc sắc hơn xoài cát Hòa Lộc của Việt Nam.

Xoài đỏ Nhật có giá 1,2 – 1,7 triệu đồng/trái

Mấu chốt không phải do trái xoài có gì – hiển nhiên là “sạch” tuyệt đối theo chuẩn Nhật, một lần nữa cho thấy “chiến lược kinh doanh” mới quan trọng.

Mặc dù đắt đỏ, nhưng xoài Mizayaki chỉ thu hoạch chớp nhoáng trong vòng 1 tháng/năm, nó tạo ra số lượng không nhiều, nhưng đủ để khắp nơi tìm kiếm.

Người Nhật tạo ra thương hiệu nông sản không bằng con số “vạn tấn, triệu tấn”, mà đó là giá trị chiều sâu tưởng chừng đơn giản nhưng rất công phu.

Bản thân người nông dân không có thời gian và chức năng làm “chiến lược kinh doanh”, đó là công việc của nhà nước. Trong thị trường, đôi khi bản thân sản phẩm là chưa đủ để biến nó thành một biểu tượng – cần chiến lược kinh doanh phù hợp nâng đỡ.

Trương Khắc Trà
Enternews

Share this post

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Related Posts

DOANH NGHIỆP KHÔNG DÁM HẠ GIÁ THỊT HEO VÌ SỢ DÂN NGHI ‘CÓ VẤN ĐỀ’

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Vissan cho rằng, có một số nơi bán thịt giá rẻ... read more

CÁ TRA GIẢM MẠNH, NGƯỜI NUÔI Ở ĐBSCL LỖ NẶNG

Tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều ao cá đã tới... read more

NGA SẴN SÀNG CUNG ỨNG THỊT HEO, ĐẬU NÀNH CHO TRUNG QUỐC ĐỂ CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC

Nhà sản xuất thịt hàng đầu nước Nga Cherkizovo Group cho biết họ đã sẵn sàng để lấp đầy... read more

GIỚI ĐẦU TƯ TRANH THỦ ‘VỖ BÉO’ CỔ PHIẾU NGÀNH CHĂN NUÔI Ở TRUNG QUỐC KHI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI HOÀNH HÀNH

Trong khi Trung Quốc đang vật lộn với dịch tả heo châu Phi, giá cổ phiếu ngành chăn nuôi... read more

BÁO MỸ VIẾT GÌ VỀ VỤ VUA TÔM VIỆT BỊ CÁO BUỘC NÉ THUẾ?

Seafood News – tờ tin tức ngành thủy sản được đọc nhiều nhất ở Bắc Mỹ đã có bài... read more

CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI CHĂN NUÔI HEO TÁI ĐÀN ĐỂ ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG THỊT

Hôm 5/6, cơ quan nội các Trung Quốc cho biết quốc gia châu Á khuyên khích người chăn nuôi... read more

CỤC TRƯỞNG CHĂN NUÔI: GIÁ LỢN HƠI SẼ CHẠM MỐC 45.000 ĐỒNG/KG

Trước những tín hiệu tích cực của thị trường thế giới và nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong... read more

DOANH NGHIỆP ‘NGẠI’ CẤP ĐÔNG THỊT DỰ TRỮ, SỰ THẬT NGƯỜI NÔNG DÂN CHỈ NHẬN ĐƯỢC 0,4% TỪ GIÁ MỘT LY CÀ PHÊ

Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin nguy cơ thiếu thịt tăng cao, doanh nghiệp... read more

VASEP: TẬN DỤNG VKFTA CHƯA TỐT, XUẤT KHẨU TÔM SANG HÀN QUỐC GIẢM GẦN 21%

VASEP nhận định mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng việc tận dụng VKFTA còn chưa đạt hiệu quả... read more

NGẠC NHIÊN NẤM TRUNG QUỐC SIÊU RẺ, BẢO QUẢN SIÊU LÂU

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu (NK) một lượng rất lớn nấm các loại, trong đó chủ yếu từ... read more

Thông tin liên hệ

  • CÔNG TY TNHH SÀI GÒN GIA ĐỊNH
  • Trụ sở: LA31, đường 29, Phường An Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
  • GPKD - MST: 0302768750 cấp ngày 07/11/2002 tại Tp.HCM
  • ĐT: (028) 37402403
  • Facebook: https://www.facebook.com/saigongiadinh.com.vn/

Quy định và chính sách

  • Quy định và hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận
  • Chính sách bảo hành - đổi, trả và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin

Email

  • Kinh doanh: sales@sggd.vn
  • Điều phối: sales.sggd@gmail.com
  • QC: qc@sggd.vn
  • Kế toán: accountant@sggd.vn


Copyright © 2018 - 2023 by saigongiadinh.com.vn. All rights reserved.
  • viTiếng Việt